Làm bài toán kinh doanh gạo định giá gạo như thế nào cho hơp lý?
Bài toán định giá gạo là bài toán khó khăn cho những người mới bắt đầu vì gạo là hàng tiêu dùng hàng ngày nên có rất nhiều nguồn tham khảo giá gạo khách hàng có sự so sánh giữa các điểm bán, kênh bán khác nhau.
Để giải bài toán này trước hết chúng ta xét các yếu tố ảnh hưởng đến giá gạo bán ra
Các yếu tố ảnh hưởng đến giá
1. Giá vốn nhập gạo
- Giá gạo nhập từ nhà cung cấp, nhà máy, nhà phân phối, đại lý cấp 1
- Chi phí vận chuyển bốc xếp
- Chi phí đóng gói
Những điều cần lưu ý chi tiết hơn như: Các chương trình, chính sách từ nhà cung cấp, các loại giấy tờ chứng nhận cần thiết như chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm
2. Chi phí
- Đinh phí ban đầu
- Biến phí
Định phí ban đầu
Chí kệ trưng bày, chi phí bảng hiệu, thùng bảo quản gạo, máy ép, máy may bao gạo... đó là chi phí đầu tư ban đầu sau đó bạn sẽ khấu hao từng tháng ngoài ra có các chi phí khác như:
- Mặt bằng
- Bao bì
- Chi phí điện nước
Ban đầu bạn cần trang trí mặt bằng hay in ấn bao bì điều này làm bạn rất mất thời gian nên bạn rất cần 1 nơi đồng hành cùng bạn hỗ trợ bạn những hoạt động ban đầu này hoặc có thể tài trợ cho bạn các vật dụng cần thiết ban đầu để bạn có thể bắt đầu kinh doanh
Đây là một bộ thiết kế vật dụng cho cửa hàng đại lý gạo
Biến phí
Biến phí có thể thay đổi theo mỗi tháng mỗi quý tùy vào kế hoạch của mỗi người
VD: Chi phí
- Phát tờ rơi
- Quảng cáo các mạng xã hội
- Tài trợ giảm giá
- Chương trình tặng quà
- Triết khấu cho khách hàng
Ví dụ bạn set 100 phần quà kèm với khuyến mại cho những khách hàng đầu tiên đến mua gạo tại cửa hàng của bạn và bạn chạy quảng cáo mạng xã hội để loan báo đồng thời bạn cũng phát tờ rơi đến cộng đồng cư dân xung quanh vị trí bạn bán gạo
Loại chi phí này ban đầu có thể và sau này có thể không hoặc ngắt quãng theo thời gian.
Quảng cáo phát tờ rơi để giới thiệu và thu hút về cửa hàng
Bạn cũng đừng quên các mạng xã hội rất quan trọng trong việc thu hút
Cách định giá trong kinh doanh gạo.
Cộng tất cả chi phí/tổng lượng gạo bán -> giá thành/kg(giá vốn)
Cách định được thực hiện như sau:
Khảo sát giá mặt bằng chung
Khảo sát trước và trong khi kinh doanh mặt bằng giá chung ở địa phương việc đưa ra mức giá sát với mặt bằng chung giúp dễ có được sự chấp nhận của người tiêu dùng.
Nếu giá quá thấp điều gì sẽ xảy ra:
- Bạn sẽ không đủ chi phí vận hành
- Khách hàng không đánh giá cao sản phẩm của bạn
Nếu định giá quá cao:
Nếu bạn bán giá cao khách hàng sẽ có thêm yêu cầu về sự đặc biệt hay khác biệt của sản phẩm dịch vụ nếu bạn không đáp ứng được khách hàng sẽ rời bỏ bạn.
Nhóm đối tượng khách hàng
Mỗi nhóm đối tượng khách hàng sẽ có mức giá bán khác nhau.
Nhóm khách lẻ
VD khách lẻ sẽ có 3 phân khúc
- Bình dân
- Trung lưu
- Cao cấp
Bình dân bạn sẽ lời từ 2000 - 3000 vnđ/kg
Trung lưu có thể set mức lời từ 3000 - 5000 vnđ/kg
Cao Cấp thì giá không còn quan trọng nữa vì vậy bạn có thể set từ 5000 - 10000 vnđ/kg
Nên mỗi cửa hàng phải có sản phẩm đặc trưng và đặc thù cho từng phân khúc khách hàng.
VD để bán được sản phẩm cao phải có thương hiệu, phải có chứng nhận, phải có độ ngon khác biệt thì mình mới chinh phục được những khách hàng này và bạn sẽ thấy được sự trung thành của nhóm khách hàng này.
Nhóm khách sỉ
- Gạo quán cơm
- Gạo từ thiện
- Gạo bếp ăn công nghiệp
- Gạo căng tin nhà máy trường học bệnh viện
Nhóm này phải khảo sát mức giá và đưa ra mức giá phù hợp cho các nhóm đối tượng này có thể đưa ra mức lợi nhuận từ 1500 cho đến 5000 vnđ tùy vào việc khảo sát và đánh vào đúng tâm lý của từng đối tượng khách hàng.
Bạn nên chọn một mức giá rộng rãi một chút để làm các chương trình khuyến mãi và tránh sốc khi thị trường tăng giá đột ngột hoặc các đại lý xung quanh tăng giá.
Cạnh tranh về giá là rất khó khăn cho người mới bắt đầu vì vậy khi mới bắt đầu bạn hãy chọn tập trung cạnh tranh về dịch vụ
Nếu bạn đang muốn tìm những nhà cung cấp gạo lớn nhất các chợ gạo các cụm công nghiệp nhà máy chế biến gạo lớn nhất Việt Nam trên khắp cả nước hãy xem danh sách nhà máy gạo chợ gạo cụm công nghiệp gạo, kho gạo, vựa gạo, đại lý gạo ở đây
Nhận xét
Đăng nhận xét